date
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HOẰNG HÓA

Hưởng ứng tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động-phòng chống cháy nổ lần thứ 18 năm 2016

Đăng lúc: 15:31:47 17/03/2016 (GMT+7)

Trong những năm gần đây, tình hình an toàn lao động và cháy nổ hết sức phức tạp

HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ QUỐC GIA

AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG – PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

LẦN THỨ 18 NĂM 2016

 

                                                                                    BSCKI  Trần Văn Nam

                                                                                 Trung tâm y tế Hoằng Hóa

 pccn.JPG

Trong những năm gần đây, tình hình an toàn lao động và tình hình cháy nổ diễn ra hết sức phức tạp. Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn, phần lớn là do người sử dụng lao động không huấn luyện ATLĐ cho người lao động, không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, thiết bị không bảo đảm ATLĐ; do người lao động vi phạm quy trình, quy phạm ATLĐ và không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý của cơ quan quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp vi phạm công tác ATVSLĐ chưa triệt để dẫn đến tình trạng còn nhiều người sử dụng lao động không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề... chưa được quan tâm hướng dẫn đầy đủ quy định nhà nước về ATVSLĐ dẫn đến việc vi phạm các quy định về ATVSLĐ và nguy cơ TNLĐ và bệnh nghề nghiệp cao.

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 40 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 17 người bị chết, 27 người bị thương; 79 vụ cháy nhà dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, phương tiện giao thông cơ giới làm bị thương 86 người, thiệt hại khoảng 4,2 tỷ đồng. Ngoài ra còn xảy ra 28 vụ cháy rừng gây thiệt hại 274,4 ha rừng; 37 vụ sự cố hộp công tơ, đường dây tải điện thiệt hại hơn 11 triệu đồng... Để đẩy mạnh công tác ATVSLĐ - PCCN năm 2016, các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho người sử dụng lao động và người lao động về các quy định của pháp luật lao động, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình và biện pháp ATVSLĐ - PCCN đặc biệt chú trọng vào một số ngành nghề, lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ, cháy nổ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công tác ATVSLĐ - PCCN; xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm công tác ATVSLĐ - PCCN; biểu dương, khen thưởng những cá nhân, đơn vị thực hiện tốt công tác ATVSLĐ-PCCN, đồng thời xử lý nghiêm  các trường hợp vi phạm...

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ-PCCN lần thứ 18 năm 2016 phát động với chủ đề  “Doanh nghiệp và người lao động tích cực chủ động thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình theo Luật An toàn vệ sinh lao động”, nhằm đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền pháp luật về An toàn – Vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ, nâng cao nhận thức và ý thức của người lao động, người sử dụng lao động và cộng đồng xã hội trong việc chấp hành pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố cháy nổ trên địa bàn. Người đứng đầu cơ sở các cơ quan, công ty, nhà máy, xưởng sản xuất, công trình xây dựng, doanh nghiệp … có sử dụng người lao động cần thực hiện nghiêm túc một số nội dung sau:

1. Công nhân khi vào làm việc phải mặc đúng trang phục an toàn lao động, chấp hành nghiêm túc nội quy, quy định niêm yết tại nơi làm việc.

2. Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, các dây chuyền sản xuất, quy trình sản xuất, vệ sinh công nghiệp không để tích trữ chất nguy hiểm cháy nổ.

3. Trong quá trình thi công hàn, cắt kim loại phải phải tổ chức che chắn bằng các vật liệu không cháy hoặc di chuyển các vật liệu dễ cháy ra khỏi khu vực hàn, cắt (tối thiểu 10m). Không để vảy, tia lửa hàn, dụng cụ hàn, vật hàn tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu cháy. Bình chứa khí O2 và khí cháy dùng để hàn, cắt (axetylen …) phải đặt cách nhau tối thiểu 5m. Chỉ sử dụng các dụng cụ, thiết bị hàn cắt đã được kiểm định, đảm bảo an toàn về PCCC theo quy định.

4. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ PCCC cho đội PCCC cơ sở đầy đủ theo đúng quy định của Luật PCCC. Thường xuyên tổ chức luyện tập các kỹ năng xử lý cháy, nổ cho người lao động làm việc tại cơ sở.

5. Nâng cao phương châm 4 tại chỗ trong công tác PCCC: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ. Chủ động xử lý kịp thời mọi tình huống liên quan đến cháy, nổ.

6. Hết giờ, trước khi ra khỏi nơi làm việc, nhà kho, xưởng sản xuất… phải kiểm tra và ngắt toàn bộ các thiết bị tiêu thụ điện. Đối với các dây chuyền công nghệ sản xuất, thiết bị thường xuyên sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn điện phải bố trí người có chuyên môn thường trực 24/24 giờ để kịp thời xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

7. Kiểm tra, rà soát, bảo dưỡng lại toàn bộ trang thiết bị phương tiện PCCC và có kế hoạch cụ thể phân công đủ lực lượng thường trực bảo vệ, chữa cháy 24/24 tại cơ sở.

 

                                                                                Duyệt Lãnh đạo Trung tâm

                                                                                            Phó giám đốc

                                                                                                (Đã ký)

 

 

                                                                                            Lê Trần Vân

 

Fiel đính kèm

Truy cập

Hôm nay:
299
Hôm qua:
2459
Tuần này:
4726
Tháng này:
9610
Tất cả:
1139438