date
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HOẰNG HÓA

Bài truyền thông về phòng chống bệnh Zika

Đăng lúc: 16:39:09 08/04/2016 (GMT+7)

Theo thông báo của Bộ Y Tế, Việt Nam phát hiện 2 trường hợp dương tính với vi rút Zika tại tỉnh Khánh Hòa và TP. Hồ Chí Minh.

BÀI TUYÊN TRUYỀN

PHÒNG BỆNH ĐẦU NHỎ DO VIRUT ZIKA

 

   BS CKI  Trần Văn Nam

                                                                                  Phòng truyền thông GDSK

                                                                                 Trung tâm y tế Hoằng Hóa

 Benh_do_vi_rut_Zika_JGCI.jpg 

Theo thông báo của Bộ Y Tế, Việt Nam phát hiện 2 trường hợp dương tính với vi rút Zika tại tỉnh Khánh Hòa và TP. Hồ Chí Minh

Triệu chứng bị bệnh Zika rất giống với bệnh sốt xuất huyết như: sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, phát ban. Nên rất dễ bị nhầm lẫn và khó nhận biết.

Virus Zika được lây truyền qua trung gian đó là muỗi Aedes. Nghĩa là khi người bị mắc bệnh Zika do muỗi đốt sẽ lây tiếp sang cho muỗi và con muỗi "mắc bệnh" đó sẽ lại tiếp tục đốt người khoẻ và truyền Virus Zika sang. Một số nghiên cứu cũng đã cho thấy Virus Zika có thể lây nhiễm qua đường tình dục.

Phụ nữ mang thai khi bị nhiễm Virus Zika sẽ khiến thai nhi mắc hội chứng bệnh teo não và sinh ra những đứa trẻ đầu nhỏ, ảnh hưởng tới nhận thức và vận động của đứa trẻ. 

Bệnh do virus ZIKA hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Vì vậy, việc triển khai các biện pháp nhằm hạn chế sự lây truyền của bệnh bằng cách diệt muỗi truyền bệnh và các ổ chứa của muỗi, bọ gậy là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh.

Để chủ động phòng chống bệnh do virus ZIKA xâm nhập và lây lan cộng đồng, ngành y tế khuyến cáo đến người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…

4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.

6. Khi có các dấu hiệu như: sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, phát ban, đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.


Fiel đính kèm

 

 

Truy cập

Hôm nay:
210
Hôm qua:
1250
Tuần này:
5737
Tháng này:
4866
Tất cả:
1158018